1.Xuất xứ:
Mì Chũ được sản xuất hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân tại làng nghề Thủ Dương – Nam Dương – Lục Ngạn – Bắc giang.
2.Mô tả sản phẩm:
Mì chũ, nấu nước lèo ăn sợi vẫn dai mà xào khô ăn vẫn mềm. So với các loại mỳ tôm chế biến sẵn, mì chũ lành hơn nhiều. Mì được làm từ gạo trắng ruộng rươi kết hợp với các loại rau củ nguyên chất như cà rốt, củ dền, chùm ngây, hoa đậu biếc, cải xanh,…, nên chất gạo trong mì thơm hương đất trời, hoàn toàn không có lấy hóa chất nào. Mì thích hợp cho các Bé ăn dặm và cả người lớn dùng chung.
3.Các công đoạn làm mì:
Để tạo ra những sợi mì vừa dai, vừa ngọt bùi, người làng Chũ phải qua rất nhiều công đoạn hết sức công phu. Quy trình sản xuất được làm tỉ mỉ và cẩn thận, đòi hỏi kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm của người dân lành nghề.
Quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu. Loại gạo được dùng là gạo bao thai Hồng. Giống lúa tạo ra loại gạo này được trồng trên vùng đất đồi Chũ. Đặc trưng của loại gạo này là tạo ra được những sợi mì có độ dẻo dai, độ trắng và hương thơm đặc trưng.
Những hạt gạo trắng trong, căng mẩy được nhặt sạch, đem ngâm 6 – 8 tiếng, sau đó xay ra thành bột cho thật dẻo và sánh, lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm.
Từ tờ mờ sáng, người làm bánh đã phải dậy sớm đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng. Bánh tráng chỉ được phơi khi trời nắng, nếu thời tiết không thuận lợi người làm nghề sẽ dừng việc sản xuất, nếu không bánh đưa vào lò sấy không đảm bảo chất lượng.
Khi bánh khô sẽ đem trần mỡ (mỡ lợn đã rán) rồi ủ, gấp bánh để sáng hôm sau thái bánh thành sợi và lại tiếp tục đem phơi khô, bó thành từng bó mì và đóng gói thành phẩm.
Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người làm, mỗi người thạo một khâu riêng. Người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mì đều đặn…
Ngay cả việc cuộn và bó sao cho các sợi mì sóng đều, mượt trông đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng là cả một nghệ thuật mà không phải là người làm mì nào cũng thực hiện được. Thường phụ nữ đảm nhận khâu này để sao cho bó mì chắc, đẹp và đều nhất.
Tổng cộng từ các nguyên liệu, người thợ phải thực hiện rất nhiều quy trình trong hơn 36 giờ mới cho ra đời những sợi mì đặc sản dẻo, dai và mỏng manh.
4.Cách sử dụng:
– Rửa mì với nước lạnh, vớt ra rổ
– Bắt nước sôi thiệt kỹ, mới thả mì vô 5 giây rồi vớt mì ra liền để sợi mì dẻo
– Nếu nấu mì xào thì phải ngâm nước ấm cho mềm mỳ hẳn ra, không cần trụng mì, ngâm xong là là xào luôn.
– Lưu ý mì gạo lứt nhanh chín hơn mì trắng
5. Hạn sử dụng và bảo quản:
- HSD: 6 tháng
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.